Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Thứ Bảy, 26/10/2024
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử thành phố Tam Điệp!

Quy chế chi tiêu nội bộ tạm thời tại Di tích lịch sử - văn hóa Đền Dâu, Đền Quán Cháo

Thứ Ba, 03/09/2024 105 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 10 điểm ( 2 đánh giá )

Thực hiện quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hoá đền Dâu, đền Quán Cháo ban hành ngày 5/8/2024; căn cứ Luật Di sản văn hóa hợp nhất năm 2013; Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tố chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội và Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc; ngày 26/8 BQL di tích lịch sử - văn hóa Đền Dâu, Đền Quán Cháo đã Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ tạm thời tại Di tích lịch sử - văn hóa Đền Dâu, Đền Quán Cháo, gồm 5 chương, 14 điều, quy định việc quản lý, sử dụng, định mức kinh phí chi cho các hoạt động tại di tích lịch sử Đền Dâu, Đền Quán Cháo:

Chương I, Quy định chung gồm 5 điều. Trong đó, Điều 1 là căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; Điều 2 quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. Điều 3, mục 1, nêu rõ: Tiền công đức,tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm tất cả các khoản hiến,tặng cho, tài trợ tiến cúng của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, duy trì phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức: bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản; bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo mục 2, điều 3 quy định, tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội tại di tích lịch sử văn hóa đền Dâu, Quán Cháo là khoản thu không chịu thuế. Lễ hội do cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Trưởng ban tổ chức lễ hội.

Điều 4, mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính của Ban quản lý di tích, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch; là căn cứ để quản lý sử dụng kinh phí tại khu di tích. Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu. Là căn cứ để thanh toán các khoản chi từ nguồn chi tiền công đức, tài trợ và từ nguồn thu khác tại di tích của Ban Quản lý di tích. Sử dụng tài sản, tài chính đúng mục đích và hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban quản lý, tổ tài chính, tổ trực đền, tổ bảo vệ trong quản lý giám sát kinh phí tài sản, vật tư, văn phòng phẩm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Điều 5, quy định nguyên tắc nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Theo đó, Quy chế chi tiêu nội bộ do Trưởng ban quản lý ban hành sau khi thảo luận, thống nhất, dân chủ công khai của các thành viên Ban quản lý. Nội dung Quy chế bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thống nhất trong Ban quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và phù hợp với thông tư 04 ngày 19/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ trưởng Tổ tài chính được quyết định các khoản chi có trong quy chế; trường hợp có khoản chi phát sinh thì hội ý, thống nhất trong Tổ tài chính và báo cáo với Thường trực Ban quản lý tại hội nghị gần nhất. Các khoản chi phải đảm bảo có chứng từ và sổ sách ghi chép đầy đủ. Trong trường hợp phát sinh có sự thay đổi tiêu chuẩn, mức chi thì Thường trực Ban quản lý thống nhất và báo cáo Ban quản lý tại hội nghị gần nhất. Các khoản chi phải bảo đảm phù hợp dựa trên khả năng cân đối với tình hình thực tế thu và chi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.  Chi theo thứ tự ưu tiên tiền mua sắm lễ, chi cho con người, chi thường xuyên. Đồng thời phải giành nguồn chi cho tu bổ, cải tạo, nâng cấp di tích. 

Chương II, quản lý thu chi tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội và các khoản thu khác. 

Điều 6, quy định nguồn thu của Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Dâu, Quán Cháo gồm tiền công đức, tài trợ, tiến cúng cho di tích và hoạt động lễ hội; tiền thu từ các dịch vụ trong khuôn viên của di tích; tiền lãi tại tài khoản tiền gửi ngân hàng của Ban quản lý.

Điều 7, quy định việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ, tiến cúng, gồm 4 mục đã nêu rõ: Mục 1. Ban quản lý mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Tam Điệp để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ, tiến cúng cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản phương thức thanh toán điện tử. Mục 2, tiếp nhận tiền mặt quy định két công đức phải được khóa niêm phong và đảm bảo an toàn. Hàng ngày cử người tiếp nhận, ghi phiếu công đức,mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích, thành viên ca trực đền có trách nhiệm thu gom và bỏ vào hòm công đức. Vào 7h sáng sau khi hết ca trực, phải thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận (trong những ngày diễn ra lễ hội đền Dâu, đền Quán Cháo, Tết Nguyên Đán hoặc trong trường hợp mở đột xuất, việc mở hòm công đức do Trưởng ban quản lý quyết định để đảm bảo quản lý kịp thời). Khi mở hòm công đức phải có sự giám sát, chứng kiến của trưởng ca, các thành viên ca trực và mời 1 thành viên Ban quản lý, thủ quỹ tổ trực đền, thành viên tổ tài chính tham gia kiểm đếm và phải được lập thành biên bản. Sau khi kiểm đếm xong toàn bộ số tiền công đức phải nộp vào tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Tam Điệp và thủ quỹ phải gửi giấy nộp tiền, biên bản kiểm đếm cho kế toán Ban quản lý để lưu trữ. Các khoản công đức, tài trợ,tiến cúng cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận, lãi tiền gửi (nếu có) được bổ sung vào tài khoản thu để quản lý, sử dụng theo quy định. Mục 3, tiếp nhận giấy tờ có giá phải mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Ban quản lý chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).Tại mục 4, tiếp nhận kim khí quý, đá quý phải mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Ban quản lý chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu trữ trưng bày tại di tích tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có) sau khi báo cáo UBND thành phố. 

Điều 8. Quản lý, sử dụng nội dung chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và các khoản thu khác: Mục 1.8 về Quản lý sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích quy định số tiền công đức, tài trợ, tiến cúng đã tiếp nhận (trừ các khoản công đức, tài trợ có mục đích địa chỉ cụ thể)được phân bổ và sử dụng để chi hoạt động thường xuyên, mua sắm lễ chi cho công tác tổ chức lễ hội, các nghi lễ truyền thống; tạo nguồn kinh phí tu bổ, phục hồi, nâng cấp di tích; chi các khoản đặc thù; kết thúc năm số dư kinh phí được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo từng nội dung đã phân bổ. Mục 2.8, nội dung chiquy định chi hương hoa, lễ vật, đèn nhang; các khoản chi thường xuyên gồm chi thù lao cho người được cử trông coi hoặc cử tham gia các hoạt động tại di tích, chi hoạt động Ban quản lý trong năm, chi tiền công cho các thành viên tổ trực đền (căn cứ vào mức thu thực tế của các đền để áp dụng chi tiền công cho các thành viên cho phù hợp); hỗ trợ công tác bảo vệ (căn cứ vào mức thu thực tế của các đền để áp dụng chi); chi thanh toán dịch vụ công cộng gồm điện sáng,nước sinh hoạt, cước internet, vệ sinh môi trường (theo hóa đơn thực tế hàng tháng); chi mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, sửa chữa tài sản thường xuyên như đường nước, đường điện và chi phí khác; các khoản chi đặc thù như chỉnh trang, trang trí Tết Nguyên Đán, chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá và hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống về di tích; chi lắp đặt hệ thống các biểu,bảng tuyên truyền, chỉ dẫn, hệ thống đèn trang trí trong các dịp lễ; chi phí treo đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham quan du lịch, nghiên cứu di tích;chi công tác đảm bảo phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai,dịch bệnh; chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc di tích gồm nhà làm việc, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường nội bộ, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, tường rào khuôn viên và công trình tương tự khác phù hợp với quy định của pháp luật; chi ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích; chi trồng và chăm sóc cây hoa, cây cảnh trong phạm vi địa bàn di tích; chi phí về chuyển giao quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự; bán đấu giátài sản , thuê định giá kim khí quý, đá quý, thuê giám định hiện vật được phép mua bán, trao đổi, tặng cho theo quy định của pháp luật; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo…Tại mục 2.9 về chi tu bổ phục hồi di tích quy định rõ, chỉ thực hiện các hoạt động bảo quản tu bổ, phục hồi di tích khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Việc sửa chữa, tu bổ, tôn tạo phải giữ gìn tối đa các yếu tố cấu thành di tích, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan di tích. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, tu sửa cấp thiết di tích thực hiện theo quy định của Nghị định số 166 ngày 25/12/2018 của Chính phủ và Thông tư số 15 ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Từ điều 9, 10 và 11 của Chương III đã quy định rất chi tiết về chứng từ kế toán. Theo đó, tất cả nghiệp vụ Kinh tế, Tài chính phát sinh có liên quan đến tiền công đức, tài trợ tại di tích đều phải lập chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ chứng minh và phải được quản lý, bảo quản theo đúng quy định, nghiêm cấm việc làm thất thoát, sửa chữa chứng từ, sổ sách. Bên cạnh đó, nội dung chương III của quy chế cũng đã đưa ra những quy định về tạm ứng, quản lý chứng từ sổ sách; quy định về thanh toán tạm ứng…

Trong chương IV về tổ chức thực hiện và chương V về điều khoản thi hành của quy chế gồm các điều 12, 13, 14 đã nêu rõ Quy chế được áp dụng từ ngày 1/9/2024 đối với Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa Đền Dâu, Đền Quán Cháo.

Thanh Minh

 

 

 

 

 

 

 

Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
852147

Trực tuyến: 22

Hôm nay: 459