Mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19
1.Đối với hành vi: Không đeo khẩu trang ở nơi công cộng khi đang áp dụng biện pháp chống dịch.
Tại Khoản 1, Điều 11, Nghị định 177/2013/NĐ-CP: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch hoặc người có nguy cơ mắc bệnh.
Điều 240 Bộ luật hình sự 2015: Phạt tù từ 01 năm đến 12 năm: Áp dụng trong trường hợp người nhiễm bệnh không đeo khẩu trang làm lây lan dịch bệnh, truy cứu về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
2.Đối với cơ sở kinh doanh hoạt động trong thời gian bị yêu cầu tạm đóng cửa
Khoản 4, Điều 11 Nghị định 176/2013-NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000 000 đến 10.000 000 đồng: Đối với hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh.
3. Đối với hành vi che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi đang áp dụng biện pháp chống dịch
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che giấu tình trạng bệnh cảu mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch (Theo Khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013-NĐ-CP)
4. Đối với hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
Điều 6 Nghị định 176/2013-NĐ-CP quy định:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với hành vi: Không khai báo hoặc khai báo không trung thực bệnh truyền nhiễm
Điều 9 Nghị định 176/2013-NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đới với hành vi:
Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ
Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Đối với hành vi: Đưa đi cách ly rồi bỏ trốn
Theo Khoản 1, Điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000 000 đồng đối với hành vi từ chối, trốn tránh áp dụng biện pháp cách ly y tế. Theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015: Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Nếu hành vi bỏ trốn, cách ly là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho xã hội hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết người; bị phạt tù 10 năm đến 12 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 2 người trở lên.
7. Đối với hành vi đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực cách ly
Khoản 6, Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 20 000 000 đến 30 000 000 đồng đối với hành vi đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ mà ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
8. Đối với hành vi từ chối tiếp nhận người bệnh vào cơ sở y tế
Khoản 5, Điều 9, Nghị định 176/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 000 000 đến 30 000 000 đồng đối với hành vi từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A (bao gồm bệnh nhân mắc COVID-19) vào cơ sở y tế chữa bệnh. Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
9.Đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật lên mạng máy tính, mạng viễn thông
Người có hành vi đưa thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh nguy hiểm cho người, gây dư luận xấu thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. (Theo điều 288 bộ luật hình sự)
10. Đối với hành vi lợi dụng sự khan hiếm hàng hóa trong tình hình dịch bệnh để tăng giá bán.
Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh nhằm tăng giá bán thu lợi bất chính thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
11. Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Vì cuộc sống của chính mình và cộng đồng, hãy chung tay phòng chống dịch Covid19 và ủng hộ Quỹ phòng chống Covid 19 do MTTQVN phát động.
Trực tuyến: 284
Hôm nay: 1419