Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử thành phố Tam Điệp!

Tăng cường tuyên truyền và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố

Thứ Ba, 14/05/2024 404 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 2 điểm ( 1 đánh giá )

Thực hiện Văn bản số 383/UBND-VP6 ngày 04/5/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động; Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố tại Hội nghị đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội Tháng 4, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 5 năm 2024.

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố cũng như cả nước đã xảy ra một số vụ việc mất an toàn vệ, sinh lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để đảm bảo công tác an toàn trong lao động, sản xuất, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động, tránh xảy ra trường hợp tương tự tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngày 10/5/2024, UBND thành phố đã ban hành văn bản số 1134/UBND-LDDTBCXH chỉ đạo tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố, theo đó, thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các nội dung, yêu cầu tại Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 28/3/2024 của UBND thành phố về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Tam Điệp năm 2024; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm các quy định của Pháp luật về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) bằng nhiều hình thức và cách làm phong phú đa dạng để nâng cao nhận thức, ý thức về công tác ATVSLĐ cho chủ sử dụng lao động và Công nhân lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ:

1. Đối với các phòng, ban ngành đoàn thể của thành phố: Tích cực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024; Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị có liên quan
tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các đơn vị để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các đơn vị có sử dụng nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

2. Ủy ban nhân dân các xã, phường: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ trên địa bàn theo Kế hoạch đã xây dựng đảm bảo thiết thực, phù hợp với tình hình chung của địa phương; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền cụ thể về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ, trong cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động tại địa phương.

3. Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố

Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ theo quy định tại Điều 76 của Luật ATVSLĐ năm 2015. Thực hiện ngay việc tự kiểm tra, rà soát, bổ sung, xây dựng các nội quy, quytrình, biện pháp làm việc đảm bảo ATVSLĐ đối với các trang thiết bị máy móc có trong doanh nghiệp, nhất là các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá mức độ nguy hiểm, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kịp thời phát hiện sự cố, nguy cơ gây tai nạn lao động đồng thời xây dựng các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố ngay tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo từng vị trí làm việc của người lao động (Lập sổ theo dõi việc cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo quy định). Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; đo kiểm tra môi trường lao động tại nơi làm việc. Tiến hành kiểm định, khai báo các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, nhất là các loại máy móc, thiết bị có nguy cơ cháy, nổ cao như lò hơi, trạm biến áp ...

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ về hoạt động kiểm định ky thuật an toànlao động, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động và Nghị định số140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở người lao độn g tuân thủ nghiêm các quy trình, nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động, tích cực học tập, bồi dưỡng kiến 3 thức về ATVSLĐ để bảo vệ sức khỏe tính mạng của mình cũng như đồng nghiệp; Khi tổ chức làm thêm giờ cho người lao động phải thực hiện đúng quy định của Bộ Luậtlao động năm 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện laođộng và quan hệ lao động đồng thời đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm phòng, chống tai nạn lao động tại nơi làm việc.

Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, giám sát các nhà thầu đang triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình trong doanh nghiệp; lập, thực hiện phương án thi công đảm bảo ATVSLĐ cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận; đặc biệt là đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị trên cao trong mùa mưa bão.

Nguyễn Dương

                                                                         

Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
914763

Trực tuyến: 214

Hôm nay: 933