Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử thành phố Tam Điệp!

Thành phố Tam Điệp khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với nước sông dâng cao tại các khu vực trọng điểm

Thứ Năm, 12/09/2024 130 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài trên diện rộng từ ngày 07/9 đến ngày 10/9/2024 tại khu vực phía Bắc và Tây Bắc Bộ, lượng nước trên Sông Hoàng Long tràn về sẽ ảnh hưởng và gây thiệt hại đến tài sản, hoa màu của nhân dân tại các khu vực trũng thấp, và có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá ở vùng đồi núi, sườn dốc. Trọng điểm 1 là đoạn đê sông Bến Đang từ giáp ranh địa phận xã Sơn Hà (huyện Nho Quan) đến Cống 02/9, có chiều dài khoảng 1,5km. Trọng điểm 2 là tuyến đê hữu sông cầu Do đoạn từ km0+900 ÷ km1+500 (từ tổ dân phố Đàm Khánh Đông đến trạm bơm xã Yên Thắng) có chiều dài khoảng 600m, cao trình đỉnh đê (+2,7), không đảm bảo chống lũ theo nhiệm vụ thiết kế. Trọng điểm 3 là đoạn đê bao khu vực Hầm chui Tổ dân phố 12, phường Tân Bình có chiều dài khoảng 80m.

Căn cứ lịch sử xả lũ năm 2017, mực nước tại Bến Đế, huyện Nho Quan đạt mức +4,9m, nước đã tràn qua mặt đê sông Bến Đang tràn vào khu vực Làng Quang Hiển, tổ dân phố 12, phường Tân Bình. Qua theo dõi lúc 12h05’ ngày 10/9, mực nước sông Bến Đang tại khu vực Đền Đức Thánh Cả, phường Tân Bình cách mặt đê khoảng 0,5m.

Để chủ động ứng phó khẩn cấp với mưa lũ, ngày 10/9/2024, UBND thành phố đã ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND về việc tập trung triển khai ứng phó với mưa lũ, đồng thời xây dựng các phương án đối với từng tình huống, cụ thể như sau:

Đối với trọng điểm 1: Dự kiến tình huống: Khi mực nước sông Bến Đang dâng cao, nước chảy xiết gây xói mòn, sạt lở mái đê, sụt lún chân đê, nước tràn qua đê nguy cơ gây ngập lụt khoảng 200 ha trồng lúa và nuôi thủy sản của nhân dân xã Yên Sơn. Giải pháp kỹ thuật: Dùng cọc tre, cọc gỗ đóng sâu đến lớp đất cứng, chằng néo và dùng bao tải đất, đá để đắp các vị trí bị sạt lở, xói mòn mái đê và chân đê có nguy cơ mất an toàn tuyến đê. Vật tư, phương tiện gồm: Đất 120m3 , bao tải 1.500 cái, cọc tre 300 cái, vồ đóng cọc 10 chiếc, dao 15 chiếc, cuốc xẻng 25 cái; phương tiện vận chuyển: Ô tô tải 05 chiếc, máy xúc 01 chiếc (Giao UBND xã Yên Sơn chuẩn bị).  Lực lượng cứu hộ bao gồm:  Lực lượng nhân dân: 50-100 người;  Lực lượng tăng cường: Phối hợp với Trung đoàn 140.  Lực lượng liên lạc: 03 người, y tế 02 người. Trong quá trình làm nhiệm vụ ban đêm: Giao phòng Kinh tế phối hợp với UBND xã Yên Sơn bảo đảm bánh mỳ, lương khô, mỳ tôm, nước uống cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai. Khi mực nước tiếp tục dâng cao vượt so với cao trình +3,0 từ 0,2 m trở lên, căn cứ vào tình hình thực tế Chỉ huy trưởng yêu cầu huy động thêm các lực lượng ứng cứu và vật tư để xử lý tình huống đảm bảo an toàn tuyến đê.

Đối với trọng điểm 2: Đoạn từ tổ dân phố Đàm Khánh Đông đến trạm bơm xã Yên Thắng, có chiều dài khoảng 600m. Dự kiến tình huống: Khi mực nước sông cầu Do dâng cao (vượt so với cao trình +2,7 khoảng 0,1 - 0,2 m) nước chảy vào nội đồng gây sạt lở mái đê có nguy cơ gây ngập úng khu vực trồng lúa của nhân dân phường Yên Bình. Giải pháp kỹ thuật: Dùng cọc tre, cọc gỗ đóng sâu đến lớp đất cứng, chằng néo và dùng bao tải đất, đá để đắp các vị trí bị sạt lở, xói mòn mái đê và chân đê có nguy cơ mất an toàn tuyến đê. Vật tư, phương tiện gồm: Đất 150 m3 , bao bì 1.200 cái, cuốc xẻng 15 cái, cọc tre 250 cái, dao 10 cái, vồ đóng cọc 10 cái; phương tiện vận chuyển: Ô tô tải 05 chiếc, máy xúc 01 chiếc (Giao UBND phường Yên Bình chuẩn bị). Lực lượng nhân dân: 50-100 người; Lực lượng tăng cường: 50-70 chiến sỹ Công an thành phố; Lực lượng liên lạc: 03 người, y tế 02 người. Trong quá trình làm nhiệm vụ ban đêm: Giao phòng Kinh tế phối hợp với UBND phường Yên Bình bảo đảm bánh mỳ, lương khô, mỳ tôm, nước uống cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai. Khi mực nước tiếp tục dâng cao vượt so với cao trình +2,7m từ 0,2 m trở lên, căn cứ vào tình hình thực tế Chỉ huy trưởng yêu cầu huy động thêm các lực lượng ứng cứu và vật tư để xử lý tình huống đảm bảo an toàn tuyến đê.

Phương án bảo vệ trọng điểm 3: Đoạn đê bao khu vực Hầm chui Tổ dân phố 12, phường Tân Bình có chiều dài khoảng 80m. Dự kiến tình huống: Khi mực nước sông Bến Đang dâng cao (vượt so với cao trình +3,0m khoảng 0,1 - 0,2 m) nước chảy vào nội đồng gây sạt lở mái đê có nguy cơ gây ngập lụt khoảng 60 ha diện tích trồng lúa và nuôi thủy sản của nhân dân phường Tân Bình. Giải pháp kỹ thuật: Dùng cọc tre, cọc gỗ đóng sâu đến lớp đất cứng, chằng néo và dùng bao tải đất, đá để đắp các vị trí bị sạt lở, xói mòn mái đê và chân đê có nguy cơ mất an toàn tuyến đê. Vật tư, phương tiện gồm: đất 100 m3 , bao bì 1.000 cái, cuốc xẻng 50 cái, cọc tre 250 cái, tre cây 50 cây, dao 20 cái, vồ đóng cọc 10 cái; phương tiện vận chuyển: Ô tô tải 04 chiếc, máy xúc 01 chiếc (Giao UBND phường Tân Bình chuẩn bị). Trong quá trình làm nhiệm vụ ban đêm: Giao phòng Kinh tế phối hợp với UBND xã Yên Sơn bảo đảm bánh mỳ, lương khô, mỳ tôm, nước uống cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai. Khi mực nước tiếp tục dâng cao vượt so với cao trình +3,0m từ 0,2 m trở lên, căn cứ vào tình hình thực tế Chỉ huy trưởng yêu cầu huy động thêm các lực lượng ứng cứu và vật tư để xử lý tình huống đảm bảo an toàn tuyến đê.

Tình huống 2: Khi xả lũ sông Hoàng Long, mực nước sông Bến Đang dâng cao tràn qua mặt đê chảy vào nội đồng và khu dân cư, UBND thành phố chỉ đạo huy động các đơn vị, Công an, Quân đội đứng chân trên địa bàn và UBND các phường, xã tổ chức hỗ trợ di dời tài sản và người dân đến nơi an toàn, cụ thể như sau:

 Đối với xã Yên Sơn: Tổ chức di dời khoảng 55 hộ dân tại 5 thôn: Nguyễn, Vĩnh Khương, Lang Ca, Đoài Khê, Khánh Ninh;

 Đối với phường Tân Bình: Tổ chức hỗ trợ di dời khoảng 370 hộ dân tại 6 tổ dân phố 1, 3, 4, 8, 9, 12.

 Đối với phường Yên Bình: Tổ chức hỗ trợ di dời khoảng 310 hộ dân tại 3 tổ dân phố Ghềnh, Đàm Khánh Đông, Đàm Khánh Tây.

Địa điểm di dời dân giao UBND các phường, xã: Tân Bình, Yên Bình, Yên Sơn chủ động bố trí các địa điểm tránh trú an toàn cho nhân dân như: Nhà văn hóa, Trường học, Doanh trại các đơn vị quân đội, Trụ sở các cơ quan, đơn vị... nơi có vị trí cao, an toàn cho người dân.

Nước sông dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài nhiều ngày sẽ gây nguy cơ sạt lở đất đá, Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố, đề nghị Chính quyền các địa phương có nguy cơ sạt lở thường xuyên cập nhật, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, diễn biến tình hình mưa lũ, ngập lụt để chủ động phòng, tránh, cụ thể:

Đối với mái phía Bắc đồi Dài: Giao UBND phường Tân Bình kiểm tra, cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở; xây dựng kế hoạch cụ thể theo phương châm “4 tại chỗ”, phương án sơ tán nhân dân và biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

 Khu vực sạt lở Quèn Châu 1 và Quèn Châu 2: Giao UBND xã Đông Sơn kiểm tra, cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở; xây dựng phương án cụ thể đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Các điểm khai thác đất, đá: Khi mưa lớn kéo dài vách đất, đá dễ bị sạt lở do quá trình thi công bằng chất nổ, giao UBND các phường, xã: Nam Sơn, Tân Bình, Quang Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn phối hợp với các đơn vị khai thác mỏ xây dựng phương án phòng, tránh cụ thể, sẵn sàng xử lý khi sự cố xảy ra.

Các công trình cấp bách cải tạo, nâng cấp phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố: Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án bảo vệ các công trình đang thi công dở dang do UBND thành phố làm chủ đầu tư

UBND thành phố yêu cầu các phòng, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, thực hiện nghiêm chế độ thường trực; khẩn trương, quyết liệt thực hiện các nội dung, giải pháp chủ động ứng phó khắc phục với tình hình mưa lũ, thiên tai trên địa bàn thành phố, ưu tiên đảm bảo an toàn tính mạng người dân; hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Phòng Kinh tế: Phân công cán bộ xuống địa bàn, tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố khắc phục sự cố khi có thiên tai xảy ra. Phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan và UBND các phường, xã tổ chức cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết cho vùng bị thiên tai, ưu tiên hàng đầu cho các trọng điểm. Phối hợp với UBND các phường, xã tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến tình hình đê, kè, cống, hồ, đập, … khi có bão đổ bộ vào địa bàn và có lũ từ báo động II trở lên. Hướng dẫn, đôn đốc UBND các phường, xã và các đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm theo đúng quy định.

 Phòng Y tế: Chỉ đạo lực lượng y tế các phường, xã thường trực tại nơi xử lý các sự cố để chăm sóc sức khỏe cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và nhân dân tại vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tổ chức sơ cấp cứu kịp thời, tại chỗ và chuyển nạn nhân về bệnh viện tuyến trên khi cần thiết.

 Phòng Quản lý đô thị: Đảm bảo đầy đủ phương tiện và giao thông thông suốt trên các tuyến đường, đặc biệt là các khu vực trọng điểm.

 Phòng Văn hóa và Thông tin: Phối hợp với Trung tâm Viễn thông và Bưu điện thành phố đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt 24/24h trong mọi tình huống phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn.

Công an thành phố: Chỉ đạo đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, tránh gây hoang mang trong nhân dân, đặc biệt là khu vực trọng điểm. Sẵn sàng huy động, lực lượng, phương tiện và phối hợp với phòng Kinh tế (Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN thành phố), UBND các phường, xã tham gia công tác hộ đê, xử lý sự cố. Phối hợp với phòng Quản lý đô thị xây dựng phương án phân luồng giao thông đảm bảo giao thông thông suốt.

Ban Chỉ huy quân sự thành phố: Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia hộ đê, tìm kiếm cứu nạn.

 Điện lực Tam Điệp: Đảm bảo nguồn điện trong mọi tình huống để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai đặc biệt là các khu vực trọng điểm.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết thông tin kịp thời về tình hình thiên tai trên các phương tiện tới các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn thành phố để chủ động phòng, tránh.

Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi - Chi nhánh Tam Điệp: Phối hợp với UBND các phường Yên Bình, Tân Bình, xã Yên Sơn và các Hợp tác xã nông nghiệp tổ chức bơm tiêu nước bảo vệ diện tích trồng lúa và nuôi thủy sản của nhân dân.

UBND các phường, xã:  Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ trọng điểm của đơn vị mình khi có thiên tai xảy ra. Đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo yêu cầu của UBND thành phố, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN thành phố.

Các phòng, ban, ngành và các đơn vị: Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban. Chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với thiên tai khi có thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ” và phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác phòng, chống thiên tai khi có yêu cầu.

Thương Thương

 

Tin cùng chuyên mục
Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
881715

Trực tuyến: 137

Hôm nay: 1112