Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế”

">
Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Thứ Tư, 05/02/2025
Chủ đề công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: "Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ cương, đổi mới sáng tạo, tăng tốc bứt phá"

Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế”

Thứ Năm, 28/04/2022 210 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế”

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN

“Giải pháp đảm bảo an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc,

giáo dục trẻ trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh

dịch bệnh COVID-19, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế”.

 

          Chiều 26/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo an toàn khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế”. Chủ trì Tọa đàm là Tiến sĩ Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; thành phần tham dự có Vụ trưởng Vụ GDMN, đại diện lãnh đạo các Vụ, Viện trực thuộc Bộ GD&ĐT, các chuyên gia trong nước và quốc tế và được kết nối trực tuyến với các điểm cầu của các Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT của 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì Tọa đàm.

Dự tại điểm cầu thành phố Tam Điệp có đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT, chuyên viên phụ trách GDMN và 36 cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.

Quang cảnh Tọa đàm tại điểm cầu Phòng GD&ĐT thành phố Tam Điệp.

          Trong hai năm qua, dịch bệnh COVID-19 đã làm khoảng 4,4 triệu trẻ em Việt Nam bị gián đoạn tham gia GDMN. Nhiều cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập đã phải tạm dừng hoạt động. Với đặc thù bậc học mầm non không thể tổ chức dạy học trực tuyến, các cơ sở GDMN phải tổ chức các hoạt động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình bằng hình thức xây dựng các video hướng dẫn cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con ở nhà vào các nhóm zalo, viber...      

          Chia sẻ tại buổi tọa đàm, đại diện các Sở, phòng GD&ĐT, các chuyên gia tập trung thảo luận, chia sẻ giải pháp đảm bảo an toàn, các phương án ứng phó khi trẻ học trực tiếp tại trường; giải pháp trong quản lý, chỉ đạo, thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; giải pháp của các địa phương trong thực thi chính sách của Chính phủ hỗ trợ các cơ sở GDMN, giáo viên, ổn định các điều kiện để tổ chức, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để trẻ được học trực tiếp trong các cơ sở GDMN.

Các ý kiến tham luận cũng tập trung trình bày các giải pháp, kinh nghiệm đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp sau khi mở cửa trở lại. Các giải pháp bổ sung nhân viên y tế để đảm bảo an toàn và ứng phó với dịch bệnh; các giải pháp để trẻ em được trực tiếp đến lớp, được tiếp cận với Chương trình GDMN, được phát triển toàn diện theo đúng độ tuổi nhằm đảm bảo quyền trẻ em, đặc biệt là việc rèn các kĩ năng cần thiết để trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.

            Chia sẻ những kinh nghiệm khi trẻ học trực tiếp tại trường và đảm bảo an toàn cho trẻ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, ông Hideyoshi Kobayashi, chuyên gia giáo dục Nhật Bản cho biết: Chính phủ Nhật Bản luôn ưu tiên tối đa để trẻ đến trường, đảm bảo trẻ được hưởng sự giáo dục tốt nhất ngay từ năm tháng đầu đời, không vì dịch bệnh COVID mà làm mất đi nụ cười của trẻ. Trong bối cảnh dịch bệnh thì nhà trường phải là nơi an toàn nhất để trẻ được học tập, vui chơi và được yêu thương. Và cho dù có bao nhiêu ca nhiễm và dịch bùng phát mạnh nhưng trường học vẫn được mở cửa, giáo viên là những người được ưu tiên tiêm phòng vaccine đầu tiên. Việc mở cửa trường học là phòng tránh những nguy cơ ảnh hưởng của dịch đến nền kinh tế.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao các ý kiến tham luận và cho rằng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường thời gian qua đã mang lại những hiệu quả rất tích cực trong hoạt động đưa trẻ mầm non quay trở lại học tập trực tiếp.

            Thứ trưởng nhấn mạnh quan điểm “Không vì COVID ảnh hưởng tới nụ cười của trẻ”, “Không vì COVID mà ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các địa phương quan tâm tới hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập, trong đó có thể tính toán tới việc liên thông giữa khối mầm non công lập với khối mầm non ngoài công lập để đảm bảo quyền học tập cho trẻ em.

                                                                                                                                                                                    Thanh Bình

                                                                                                                                                                                  Phòng GD&ĐT

 

Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
946861

Trực tuyến: 295

Hôm nay: 869