Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Chủ Nhật, 23/02/2025
Chủ đề công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh"Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ cương, đổi mới sáng tạo, tăng tốc bứt phá"

Hội nghị trực tuyến đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thí điểm chuyển đổi số xã Yên Hòa

Thứ Năm, 16/12/2021 1068 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Chiều 15/12, tại Hội trường UBND xã Yên Hòa, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thí điểm chuyển đổi số xã Yên Hòa, huyện Yên Mô. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 149 điểm cầu của các huyện, thành phố, các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Dự hội nghị có đồng chí Tống Quang Thìn, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Cục tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông; thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số tỉnh;

Dự tại điểm cầu thành phố Tam Điệp: Đồng chí Vũ Đình Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố chủ trì hội nghị; các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số của UBND thành phố.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu thành phố Tam Điệp

Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi cấp xã tại Yên Hòa, tháng 7/2021, UBND tỉnh đã quyết định lựa chọn 13 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tham gia triển khai thực hiện mô hình thí điểm chuyển đổi số cấp xã năm 2021, trong đó có thành phố Tam Điệp.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo, người dân xã Yên Hòa, lãnh đạo thị trấn Nho Quan (Nho Quan), xã Khánh Nhạc (Yên Khánh) và lãnh đạo huyện Yên Mô đã phát biểu tham luận, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp xã; những cảm nhận về sự thay đổi do chuyển đổi số mang lại. Theo đó, các đại biểu khẳng định: Chuyển đổi số là quá trình dài, chưa có điểm kết thúc và chưa có tiền lệ. Vì vậy cần phải có quyết tâm chính trị cao, đặc biệt là người đứng đầu phải vào cuộc cùng đồng hành; phải liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực thực hiện, thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen hàng ngày hàng giờ. Nhiều đại biểu cũng cho rằng chuyển đổi số chỉ có thể thành công khi trở thành chiến lược cốt lõi, bao trùm và có kế hoạch thực hiện cụ thể, trong đó phải lấy người dân làm trung tâm để thực hiện; vận dụng sáng tạo các nội dung vào điều kiện đặc thù của địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện…

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn khẳng định: Sau một năm triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp xã đã góp phần thay đổi nhận thức của lãnh đạo, cán bộ và người dân xã Yên Hòa; góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Kết quả bước đầu ở Yên Hòa cũng đã giúp tỉnh rút kinh nghiệm tiếp tục thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại 13 địa phương và sẽ còn lan tỏa các địa phương khác trong toàn tỉnh thời gian tới.  Lưu ý chuyển đổi số dựa trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm. Và việc chuyển đổi cấp xã chính là cách tiếp cận gần dân nhất để mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân. Chỉ ra những hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi số ở Yên Hòa, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị thời gian tới cần tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh; triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Trước mắt đẩy nhanh tiến độ cấp và sử dụng chữ ký số; tăng cường dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, bảo đảm thực chất; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo các cấp, nhất là cấp xã phải nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là yếu tố quan trọng làm nên thành công chuyển đổi số.

Cũng tại hội nghị này, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Cục tin học hóa, của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, tham vấn, giúp Ninh Bình thực hiện tốt hơn nữa chuyển đổi số cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. 

Thương Thương

 

 

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện, thông tin cung cấp trên Trang TTĐT

Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
991465

Trực tuyến: 41

Hôm nay: 695