Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Chủ Nhật, 23/02/2025
Chủ đề công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh"Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ cương, đổi mới sáng tạo, tăng tốc bứt phá"

Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá 2 năm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ

Thứ Sáu, 22/12/2023 13567 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

      Chiều 21/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06); phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024. 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tam Điệp.   

   Tại điểm cầu UBND thành phố tam Điệp có đồng chí Hoàng Mạnh Hùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của UBND Thành phố, chủ trì điểm cầu; đồng chí Vũ Đình Chiến, UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; các thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 của UBND thành phố; đại diện một số phòng, ban, và các đơn vị có liên quan. 

      Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 06) đã được Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt. Nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và Nhân dân về chuyển đổi số nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực. 38/53 dịch vụ công thiết yếu đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Năm 2023, tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến tại các địa phương đạt 58% (cao hơn chỉ tiêu đề ra).

       Tại hội nghị, các đại biểu đều khẳng định: Đề án 06 là một trong những "điểm sáng" nổi bật của chuyển đổi số; sau 2 năm đã thu được những kết quả bước đầu tích cực, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Qua đó góp phần thay đổi phương thức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý công dân; góp phần hạn chế tiêu cực, "tham nhũng vặt"; tiết kiệm thời gian, công sức; tạo nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Việc thực hiện các dịch vụ công thiết yếu hàng năm đã tiết kiệm cho Nhà nước trên 2.500 tỷ đồng.

Năm 2024, Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết tâm hơn nữa; khắc phục những khó khăn, vướng mắc và tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện pháp lý triển khai các nội dung Đề án; Đẩy nhanh hơn nữa việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước; người đứng đầu các địa phương tích cực phối hợp với ngành Công an trong thực hiện Đề án; phấn đấu 100% địa phương trên toàn quốc thực hiện chi trả cho các đối tượng an sinh xã hội dưới hình thức không dùng tiền mặt ngay trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024; Phát triển tiện ích trên VNeID, tổ chức hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng thông tin sổ sức khỏe điện tử, hoàn thành trong tháng 01/2024; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về kinh phí, cho các nhiệm vụ mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.

Tố Lan

 

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện, thông tin cung cấp trên Trang TTĐT

Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
991415

Trực tuyến: 60

Hôm nay: 645