Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Chủ Nhật, 23/02/2025
Chủ đề công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh"Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ cương, đổi mới sáng tạo, tăng tốc bứt phá"

UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và trao Giấy Chứng nhận cho các sản phẩm được công nhận OCOP năm 2023

Thứ Ba, 21/11/2023 11129 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Chiều 20/11, tại phòng hội thảo Nhà Văn hóa thành phố, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và trao Giấy Chứng nhận cho các sản phẩm được công nhận OCOP năm 2023.

Đồng chí Tống Đức Thuận, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố, chủ trì hội nghị; Đồng chí Phạm Văn Trung, Chi cục Trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; đại biểu lãnh đạo, chuyên viên Phòng chuyên môn thuộc sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách lĩnh vực OCOP; lãnh đạo các phòng đơn vị: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Thành đoàn Tam Điệp, Văn phòng HĐND – UBND thành phố, Kinh tế, Y tế, Tài chính – Kế hoạch, Văn hoá và thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Văn hoá – Thể thao và Truyền thanh thành phố; các đồng chí trong tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop thành phố; các đồng chí đại biểu đại diện UBND các phường, xã: Bắc Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn, Quang Sơn và các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP năm 2023.

Quang cảnh Hội nghị.

Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT, Tổ giúp việc Hội đồng cấp tỉnh; sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND & UBND thành phố, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2023, UBND thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của thành phố về Chương trình mỗi xã một sản phẩm tới các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và Nhân dân trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú qua đó góp phần nâng cao nhận thức của toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình OCOP. Trong năm, thành phố đã phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh và tổ chức đoàn của thành phố kiểm tra 6 chủ thể với 10 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, công nhận và qua kiểm tra các cơ sở đã cơ bản chấp hành tốt các quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định có liên quan đến tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Năm 2023 thành phố có 23 sản phẩm của 15 chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong đó có 14 sản phẩm của 08 chủ thể đã hoàn thiện sản phẩm cũng như hồ sơ tham gia dự thi đánh giá, phân hạng OCOP. Có 13 sản phẩm tham gia lần đầu và 01 sản phẩm tham gia đánh giá lại trong đó có 01 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm thô, sơ chế; nhóm thực phẩm chế biến (có 07 sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả, hạt; 02 sản phẩm chế biến từ thịt, thủy sản, trứng sữa, các sản phẩm từ mật ong, mật khác, nông sản thực phẩm khác:); 4 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống có cồn. Đối chiếu số điểm và các tiêu chí theo quy định, UBND thành phố công nhận 13 sản phẩm đạt hạng 3 sao  cấp thành phố.

Tại Hội nghị, đại diện các chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố và địa phương đã tham luận ghi nhận, đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị chủ quản trong việc hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện nâng hạng các sản phẩm OCOP; hiệu quả kinh tế - xã hội sau khi được công nhận sản phẩm OCOP và đề suất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình OCOP. Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng dịch vụ phân phối, tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn thủ tục hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ, và phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp của các chủ thể, các xã, phường, các bên liên quan tham gia vào hoạt động quản lý và phát triển nhãn hiệu cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

Đồng chí Phạm Văn Trung, Chi cục Trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Chi cục Trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh đã chúc mừng 8 chủ thể với 12 sản phẩm được công nhận mới và 1 sản phẩm công nhận lại. Đồng chí thông tin thêm về tình hình tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP của toàn quốc và của tỉnh Ninh Bình đạt được nhiều kết quả tích cực. Chương trình cũng có nhiều sự thay đổi về văn bản, tiêu chí chấm điểm ngày càng nâng cao để khi người dân sử dụng sản phẩm OCOP thực sự yên tâm. Đồng chí cũng cho biết ý nghĩa và hiểu quả chương trình mang lại và nhấn mạnh quan điểm của tỉnh là tiếp tục có những chính sách để hỗ trợ thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Để làm tốt hơn Chương trình OCOP trong thời gian tới, đồng chí đề nghị các chủ thể quan tâm giữ vững và thăng hạng các sản phẩm, hoàn thiện các tiêu chí như về sở hữu trí tuệ, quan tâm tới sức mạnh cộng đồng; các chủ thể quan tâm làm thủ tục để công nhận lại đối với các sản phẩm đã hết thời hạn công nhận OCOP; các ngành, địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ cá nhân và tổ chức thực hiện chương trình…

Đồng chí Tống Đức Thuận, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố trao Giấy chứng nhận cho các Chủ thể và sản phẩm được công nhận.

 Đồng chí Tống Đức Thuận, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2023 cho 8 chủ thể với 13 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao trong đó có 1 sản phẩm được công nhận lại.

Đồng chí Tống Đức Thuận, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố phát biểu.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chi cục Trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh và ý kiến phát biểu đề xuất của các đại biểu. Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn thành phố có 30 sản phẩm được công nhận OCOP, gồm 15 sản phẩm 3 sao và 15 sản phẩm đạt 04 sao. Riêng năm 2023, UBND thành phố đã công nhận 13 sản phẩm OCOP 3 sao (12 sản phẩm tham gia lần đầu và 01 sản phẩm tham gia, đánh giá lại). Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; triển khai đồng bộ, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP góp phần nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm đặc sản, lợi thế, đặc trưng của địa phương trở thành sản phẩm OCOP, trong thời gian tới, đồng chí đề nghị các chủ thể tham gia Chương trình OCOP cần tiếp tục tập trung hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm phát triển bền vững, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và có thương hiệu trên thị trường đặc biệt là quan tâm tới vùng nguyên liệu. Đối với các phòng, đơn vị trực thuộc UBND thành phố cần tổ chức rà soát các sản phẩm được công nhận từ năm 2019 đến nay, đối với những sản phẩm hết thời hạn (sau 3 năm kể từ ngày có Quyết định công nhận) đề nghị các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận lại theo đúng quy định. Thông tin để các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại làm cầu nối kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Lồng ghép thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương. Phòng Kinh tế thành phố nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch năm 2024 trên cơ sở cụ thể, rõ ràng trách nhiệm cao hơn; Thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận. Phòng tài chính thành phố nghiên cứu, đề xuất có cơ chế hỗ trợ phù hợp, đúng quy định cho các chủ thể khi tham gia chương trình. 

Đối với UBND các phường, xã thường xuyên kiểm tra, động viên, hướng dẫn, nhắc nhở các chủ thể duy trì sản phẩm, sử dụng nhãn mác đã được công nhận và tham mưu thu hồi giấy chứng nhận đối với các sản phẩm OCOP không đáp ứng các điều kiện theo quy định và đã hết hạn. Tiếp tục rà soát thực trạng phát triển ngành nghề tại địa phương, có định hướng và giải pháp cụ thể để gắn phát triển ngành nghề với triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn. Tuyên truyền cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các chủ thể chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Rà soát, khuyến khích, hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký ý tưởng, chuẩn bị hồ sơ sản phẩm. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn.

Kim Dung

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện, thông tin cung cấp trên Trang TTĐT

Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
991448

Trực tuyến: 41

Hôm nay: 678