Các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tối ưu được tham vấn cụ thể với các cơ quan chức năng trên tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

">
Trang Thông tin điện tử Thành phố Tam Điệp
Thứ Hai, 23/12/2024
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử thành phố Tam Điệp!

Tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp

Thứ Hai, 25/05/2020 704 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tối ưu được tham vấn cụ thể với các cơ quan chức năng trên tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tối ưu được tham vấn cụ thể với các cơ quan chức năng trên tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

 

Đơn giản hóa TTHC gắn với đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn

Nhằm nâng cao chất lượng các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hôm nay (5/8), Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng đã có buổi làm việc tham vấn với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường về các TTHC thuộc thẩm quyền, chức năng của các cơ quan trên.

Trong số các thủ tục giải quyết công việc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng này quan tâm nhất thủ tục thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và thẩm định bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại, với mục tiêu cao nhất là “bảo đảm hiệu quả và an toàn vốn” của ngân hàng.

 

Sau khi trao đổi, hai bên đã nhất trí một số nội dung trong bộ thủ tục giải quyết công việc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần được đơn giản hóa hơn nữa để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận ngân hàng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung mà hai bên chưa thống nhất, đó là thành phần hồ sơ yêu cầu khách hàng phải nộp ngay từ khi bắt đầu giai đoạn thẩm định.

Phía Ngân hàng yêu cầu khách hàng trong hồ sơ thẩm định dự án phải có văn bản phê duyệt đánh giá tác động môi trường, giấy phép khai thác và sử dụng nguồn nước (đối với dự án cấp nước), giấy phép khai thác khoáng sản (với các dự án khai thác khoáng sản), văn bản phê duyệt về phương án phòng chống cháy nổ, hồ sơ bảo đảm tiền vay, quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Trưởng ban Quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã...

Tổ công tác của Thủ tướng kiến nghị bỏ hai loại hồ sơ như báo cáo đánh giá tác động môi trường và văn bản phê duyệt phương án phòng chống cháy nổ vì đây là những nội dung, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã kiểm soát kỹ lưỡng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam không thể gặp rủi ro từ việc chủ đầu tư có hay không có những giấy tờ này.

 

Qua thảo luận, phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam đồng thuận với Tổ công tác của Thủ tướng về việc khách hàng được chậm nộp các hồ sơ liên quan đến thủ tục thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Đối với các thủ tục liên quan đến thẩm định bảo lãnh cho các doanh nghiệp đứng ra vay vốn của ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn bảo lưu ý kiến đây là những dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh nên phải quản lý chặt chẽ để “bảo toàn vốn”.

Chốt lại vấn đề, TS. Ngô Hải Phan, Tổ phó thường trực Tổ công tác của Thủ tướng cho rằng, những nội dung này sẽ được báo cáo Chính phủ cho ý kiến cuối cùng vào thời gian tới. Với những thủ tục giải quyết công việc khác chưa tạo được sự thống nhất cao sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 

Tạo thuận lợi cho các dự án phát triển sạch

Tổ công tác của Thủ tướng cũng đã làm việc với lãnh đạo các cục, vụ, Tổ công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hai bộ thủ tục hành chính chưa đồng thuận, liên quan đến cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Đó là thủ tục Báo cáo cấp thư xác nhận và Cấp thư phê duyệt dự án cơ chế phát triển sạch.

Việc cải cách TTHC đối với hai thủ tục này sẽ thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn quốc tế với các dự án phát triển sạch, bên cạnh đó sẽ thúc đẩy khối kinh tế tư nhân tham gia các dự án phát triển sạch.

 

Hiện có quá nhiều cơ quan tham gia phê duyệt một dự án phát triển sạch, gồm 14 cơ quan trong Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto (Ban Chỉ đạo), nhưng vai trò của Ban Chỉ đạo có tính chất làm việc qua các phiên họp hội đồng và từ nhiều cơ quan khác nhau nên khó đảm đương được vai trò “quản lý, chỉ đạo”.

 

Tiến hành tham vấn lãnh đạo Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), TS. Ngô Hải Phan cho rằng, cần tăng chất lượng thẩm định dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm tính hiệu quả, bên cạnh đó cần rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ dự án và giảm số bộ hồ sơ doanh nghiệp phải nộp từ 18 xuống 1 bộ. Đồng thời nghiên cứu chọn thành phần Ban Chỉ đạo thật hợp lý và tiến hành họp mỗi tháng một lần tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.

 

“Trên cơ sở tham vấn và nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bên có liên quan, Tổ công tác sẽ trình Chính phủ quyết định lựa chọn phương án tối ưu đối với hai nhóm thủ tục trên”, TS. Ngô Hải Phan cho biết.

Đăng nhập
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập
915985

Trực tuyến: 137

Hôm nay: 689